Đau bụng kinh là một hiện tượng sức khỏe bình thường của phụ nữ trong những ngày có kinh nguyệt. Với một số người, đau bụng kinh chỉ ở mức độ nhẹ trong khi đó với một số người khác, tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Vậy tình trạng đau bụng kinh diễn ra thường xuyên có sao không và cách điều trị như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây.
THẾ NÀO LÀ HIỆN TƯỢNG ĐAU BỤNG KINH?
Đau bụng kinh là những cơn đau nhói hoặc chuột rút ở vùng bụng dưới. Cơn đau có thể xảy ra trong hoặc ngay trước chu kỳ kinh nguyệt từ 1-3 ngày. Hiện nay dựa theo nguyên nhân gây ra tình trạng này mà có thể chia đau bụng kinh ra làm hai loại như sau:
Đau bụng kinh nguyên phát: Đau bụng kinh nguyên phát là những cơn đau bụng xuất hiện lặp lại trong những lần có kinh và thường không liên quan đến bệnh lý khác. Các cơn đau này thường bắt đầu trước 1–2 ngày hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt. Đối với các cơn đau này, bạn sẽ thấy đau ở bụng dưới, có khi kèm theo bị đau lưng hay đùi. Các cơn đau sẽ tùy thuộc vào cơ địa của từng người, có thể kéo dài từ 12 – 72 giờ, có thể đi kèm với đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi, hoặc tiêu chảy.
Đau bụng kinh thứ phát: Đau bụng kinh thứ phát là cơn đau liên quan đến một rối loạn hay bệnh lý ở cơ quan sinh sản và bộ phận sinh dục của phụ nữ, như lạc nội mạc tử cung, bệnh cơ tuyến tử cung, u xơ tử cung hay bị nhiễm trùng. Các cơn đau này thường diễn ra trước khi kỳ kinh bắt đầu và kéo dài hơn so với cơn đau bụng kinh thông thường. Các cơn đau này thường không kèm theo buồn nôn, nôn, mệt mỏi hay tiêu chảy.
Các triệu chứng và biểu hiện thường thấy khi chị em bị đau bụng kinh có thể kể đến như:
Bị đau nhói hoặc đau quặn ở vùng bụng dưới, đôi khi đau dữ dội.
Các cơn đau xuất hiện trước khi có kinh 1–3 ngày, mức độ đau cao nhất thường vào khoảng 24 giờ sau khi bắt đầu có kinh rồi giảm dần sau khoảng 2–3 ngày và mất hẳn.
Tình trạng đau âm ỉ, liên tục kéo dài cho tới gần hết kỳ kinh.
Đối với một số người cơn đau có thể lan ra vùng lưng dưới và xuống dưới đùi
Một số các triệu chứng khác như: Đau đầu, buồn nôn, đi ngoài phân lỏng, tiêu chảy, chóng mặt, đổ mồ hôi trộm, táo bón hoặc đầy hơi chướng bụng.
NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY ĐAU BỤNG KINH
Thông thường đau bụng kinh là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể khi kỳ kinh nguyệt diễn ra, tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp còn do nguyên nhân khác.
Do thay đổi nội tiết tố: Khi đến kỳ kinh, các hormone prostaglandin tiết ra nhiều hơn giúp cho tử cung co bóp, đẩy máu kinh ra ngoài. Các cơn đau bụng cũng sẽ xuất hiện do hormone này, đi kèm với tình trạng tiêu chảy, và buồn nôn. Khi niêm mạc tử cung bong ra hết sau vài ngày của chu kỳ kinh, hormon prostaglandin sẽ giảm xuống thì cơn đau bụng cũng giảm và biến mất.
Do vòng tránh thai: Thông thường các vòng tránh thai đặt trong tử cung của phụ nữ cũng có thể là nguyên nhân khiến cho cơn đau bụng kinh kéo dài và trầm trọng hơn, nhất là vài tháng đầu sau khi đặt. Nếu các cơn đau kéo dài, dịch âm đạo có mùi hôi và đau khi quan hệ cần phải tới cơ sở y tế để khám.
Do bệnh lý: Tình trạng đau bụng kinh ở chị em cũng có thể do một trong những bệnh lý dưới đây gây ra:
Hẹp cổ tử cung: ở một số phụ nữ, hẹp cổ tử cung có thể cản trở dòng chảy kinh nguyệt, tăng áp suất bên trong tử cung và gây đau đớn.
đau bụng kinh
Bệnh viêm vùng chậu (PID): bệnh nhiễm khuẩn của cơ quan sinh dục nữ thường do vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục gây ra.
Lạc nội mạc tử cung: trong tình trạng này, các mô tuyến tử cung phát triển ở bên ngoài tử cung, thường gặp nhất trên ống dẫn trứng, buồng trứng hoặc các mô xếp khung xương chậu.
Lạc nội mạc trong cơ tử cung: trong điều kiện này, các mô tuyến tử cung bắt đầu phát triển thành các bức tường cơ tử cung.
U xơ tử cung: tình trạng phát triển các tế bào không bị ung thư trong thành tử cung có thể là nguyên nhân gây ra đau đớn.
LÀM GÌ KHI CÁC CƠN ĐAU BỤNG KINH DIỄN RA THƯỜNG XUYÊN?
Khi bị đau bụng kinh thì chị em nên đi khám tại các cơ sở y tế chuyên sản phụ khoa để được các bác sĩ khám và điều trị bằng những phương pháp chữa trị thích hợp. Một trong những địa chỉ khám phụ khoa nói chung và đau bụng kinh nói riêng hiệu quả tại TP Vinh là Phòng khám đa khoa Lê Lợi.
Phòng khám đã áp dụng nhiều phương pháp giúp chữa trị hiệu quả tình trạng đau bụng kinh, bên cạnh đó còn có nhiều điều kiện chất lượng như:
Quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi: từng chữa trị thành công nhiều bệnh phụ khoa, đặt biệt là đau bụng kinh.
Cơ sở vật chất, hạ tầng đạt chuẩn: nhằm đáp ứng nhu cầu của người bệnh, Đa khoa Văn Kiệt luôn đổi mới nhiều máy móc, thiết bị tối tân, phòng bệnh sạch sẽ, không gian thoáng mát…tạo tâm lý thoải mái cho người bệnh.
Phương pháp: phòng khám áp dụng phương pháp Đông y kết hợp với Tây y mang lại hiệu quả đáng kể, giúp điều hòa cơ thể, tình trạng bệnh mau khỏi và an toàn.
Dịch vụ, chi phí: đội ngũ nhân viên nhiệt tình, sẵn sàng hỗ trợ mọi lúc, không chờ đợi lâu, mức chi phí phù hợp, rõ ràng, minh bạch theo quy định của Sở y tế.
Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng một số biện pháp sau đây để cải thiện tình hình đau bụng kinh:
Giữ vệ sinh sạch sẽ trong thời kỳ kinh nguyệt, tránh lao động thể lực hoặc vận động quá sức.
Sử dụng túi chườm ấm hay một chai nước ấm đặt lên vùng bụng dưới trong chu kỳ kinh nguyệt.
Tăng cường tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe. Nhưng chỉ nên tập luyện nhẹ nhàng nếu trong thời kỳ hành kinh.
Chị em tuyệt đối không sinh hoạt vợ chồng và quan hệ tình dục trong thời kỳ kinh nguyệt và tránh những bệnh phụ khoa không cần thiết.
Nên tránh thai bằng bao cao su hoặc các biện pháp an toàn, tránh nạo thai và phẫu thuật buồng trứng hay tử cung.
Tắm bằng nước ấm, thực hiện các liệu pháp thư giãn và thả lỏng cơ thể như thiền, yoga.
Nữ giới nên ăn nhiều trái cây, rau củ, dùng thực phẩm chức năng bổ sung vitamin và khoáng chất. Đồng thời tránh sử dụng rượu bia và các chất kích thích.
Chị em cũng cần đi thăm khám phụ khoa thường xuyên để phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý phụ khoa.
Trên đây là những chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa Phòng khám đa khoa Lê Lợi về tình trạng đau bụng kinh ở nữ giới. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về bất cứ điều gì, hãy liên hệ với chúng tôi qua số Hotline: 0238 359 8888 hoặc nhấp vào khung chat tư vấn để được hỗ trợ giải đáp.