Kiểm tra phụ khoa là việc làm cần thiết giúp chị em biết được tình trạng sức khỏe sinh sản của mình và phòng ngừa cũng như điều trị kịp thời các bệnh lý phụ khoa. Những buổi thăm khám, kiểm tra phụ khoa định kỳ cũng là cơ hội để bạn hỏi bác sĩ phụ khoa về các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản như kiểm soát sinh đẻ, tránh thai,…

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

KHI NÀO CẦN THỰC HIỆN KIỂM TRA PHỤ KHOA?

Kiểm tra phụ khoa là một quy trình kiểm tra toàn bộ cơ quan sinh dục của nữ giới bao gồm âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, buồng trứng, tử cung, vòi trứng… Quá trình kiểm tra phụ khoa sẽ diễn ra vô cùng cẩn thận từ khâu thăm khám lâm sàng bên ngoài bộ phận sinh dục, tới tiến hành các xét nghiệm và siêu âm để đưa ra được chẩn đoán chính xác nhất rằng nữ giới có đang mắc phải căn bệnh phụ khoa nào hay không.

– Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện nay Việt Nam có khoảng hơn 90% phụ nữ đã từng mắc các bệnh phụ khoa ít nhất một lần trong đời. Tuy nhiên, hiện nay do tâm lý chủ quan và ngại ngần nên rất nhiều chị em không xem trọng vấn đề đi khám phụ khoa định kỳ. Đây chính là nguyên nhân lớn nhất khiến cho tỷ lệ mắc bệnh phụ khoa ngày càng tăng cao hơn.

– Nếu không được phát hiện và điều trị từ sớm, các bệnh lý phụ khoa không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày mà còn có thể gây nguy hiểm trực tiếp đến khả năng sinh sản của nữ giới. Thậm chí một số biến chứng gây ung thư như ung thư cổ tử cung, ung thư vú… còn có thể đe dọa tới cả tính mạng.

– Trên thực tế, các chuyên gia tư vấn sức khỏe sinh sản cho phụ nữ khuyến cáo, chị em nên đi kiểm tra phụ khoa định kỳ khoảng 6 tháng một lần để chăm sóc sức khỏe sinh sản của bản thân được tốt nhất. Tuy nhiên, các chị em cần nhanh chóng tìm đến ngay những cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám phụ khoa trong một số trường hợp như sau:

Xuất hiện dấu hiệu bất thường tại vùng kín: Nếu vùng kín có những dấu hiệu bất thường, các chị em phụ nữ cần nhanh chóng tiến hành khám phụ khoa ngay. Đây là điều cơ bản sẽ giúp các bạn bảo vệ sức khỏe sinh sản của mình và hạn chế được những di chứng về sau.

Một số những dấu hiệu bất thường cảnh báo cơ quan sinh dục của nữ giới đang gặp vấn đề bệnh lý bao gồm:

Đau vùng chậu và khó chịu ở khu vực bụng dưới.

Âm đạo chảy máu một cách bất thường, dù đang không phải trong kỳ kinh nguyệt.

Chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn dẫn đến rong kinh, lượng máu kinh nhiều bất thường, kinh thưa, vô kinh, máu kinh có màu đỏ tươi bất thường hoặc có lẫn máu cục.

Khí hư ra nhiều bất thường, bị chuyển màu sắc lạ hoặc có mùi hôi khó chịu.

Cảm thấy ngứa ngáy và đau rát ở vùng kín, hiện tượng này kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm.

Xuất hiện những biểu hiện bất thường liên quan đến tiểu tiện như tiểu khó, tiểu buốt, tiểu rắt,…

Đau rát sau khi quan hệ tình dục: Hiện tượng đau rát sau khi quan hệ tình dục có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, nếu cơn đau rát trở nên dữ dội và kéo dài không dứt thì các chị em cần chủ động đi khám phụ khoa ngay lập tức. Đặc biệt là trong trường hợp đau rát vùng kín kèm chảy máu bất thường sau khi giao hợp.

Trước khi kết hôn hoặc mang thai: Việc khám phụ khoa tiền hôn nhân cũng như trước khi mang thai đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi điều này sẽ giúp cho các chị em phụ nữ có cái nhìn rõ ràng nhất về tình trạng sức khỏe sinh sản hiện tại của bản thân. Nếu xuất hiện bất kỳ vấn đề nào bất thường, các bạn sẽ được bác sĩ hỗ trợ điều trị kịp thời để chuẩn bị một sức khỏe tốt nhất cho thai kỳ.

Từ đó có thể phòng tránh lây nhiễm bệnh cho thai nhi, đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và bé. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho nữ giới chế độ dinh dưỡng phù hợp cũng như cách chăm sóc cơ quan sinh sản khoa học nhất.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

QUY TRÌNH KIỂM TRA PHỤ KHOA DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO?

Kiểm tra phụ khoa là việc thăm khám cơ quan sinh dục nữ. Đồng thời, nữ giới sẽ được chỉ định thực hiện những xét nghiệm liên quan nhằm phát hiện chính xác bệnh lý đang gặp phải và có hướng điều trị kịp thời.

Thời điểm kiểm tra phụ khoa thích hợp nhất là sau khi kết thúc kì kinh nguyệt khoảng 3 ngày. Đồng thời, để kết quả khám phụ khoa cho chính xác, trước những ngày đi thăm khám chị em phụ nữ không nên sử dụng các dung dịch phụ nữ và kiêng quan hệ tình dục từ 1-2 ngày.

 Khi thực hiện kiểm tra phụ khoa, các bác sĩ sẽ tiến hành theo các bước sau đây:

Hỏi thông tin, tình trạng hiện tại của bệnh nhân: Trước khi tiến hành kiểm tra phụ khoa tổng quát, bác sĩ sẽ hỏi các thông tin cá nhân, các dấu hiệu bất thường, bệnh án của bệnh nhân. Qua đó, bác sĩ sẽ quyết định các bước khám phụ khoa tổng quát tiếp theo.

Khám ngoài: Các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra ngực của bạn có vấn đề bất thường nào không để phòng ngừa các bệnh về ung thư vú hoặc các u nang khác.

Khám âm đạo: Bác sĩ sẽ quan sát âm đạo xem có gì bất thường không. Sau đó dùng dụng cụ mỏ vịt để đưa vào trong âm đạo nhằm quan sát thành âm đạo và cổ tử cung. 

Ngoài ra, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm đầu dò để kiểm tra toàn bộ cơ quan sinh dục đối với phụ nữ đã có gia đình hay từng quan hệ tình dục. Còn với những bạn gái chưa quan hệ tình dục, bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp siêu âm vùng bụng để khảo sát những thông tin này.

Xét nghiệm dịch âm đạo: Từ việc siêu âm đầu dò, các bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện lấy dịch âm đạo của bạn để xét nghiệm nếu nghi ngờ vùng kín bị viêm nhiễm.

Khám tử cung: Việc khám tử cung sẽ giúp các bác sĩ phát hiện ra các vấn đề viêm nhiễm tử cung hay cổ tử cung. Từ đó, đưa ra biện pháp điều trị thích hợp nhất. Đồng thời, việc thăm khám tử cung cũng giúp cho người bệnh biết kích thước tử cung có bình thường hay không.

Kiểm tra buồng trứng: Đây là việc kiểm tra chức năng buồng trứng (nhiệt độ cơ thể, niêm dịch tử cung, nội mạc tử cung, đốm âm đạo), xét nghiệm lão lão hóa buồng trứng… để biết xem có bị ung thư buồng trứng không.

Xét nghiệm: Tùy vào tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh làm các xét nghiệm cần thiết khác như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu,…

Tư vấn điều trị và hẹn lịch tái khám: Sau khi kiểm tra phụ khoa tổng quát, bác sĩ sẽ kết luận về tình trạng của bạn và tư vấn phương pháp điều trị thích hợp nhất, đồng thời hẹn lịch khám lại để kiểm tra hiệu quả của quá trình điều trị.

Trên đây là những chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa Phòng khám đa khoa Lê Lợi về những thông tin liên quan đến vấn đề kiểm tra phụ khoa. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về bất cứ điều gì, hãy liên hệ với chúng tôi qua số Hotline: 0238 359 8888 hoặc nhấp vào khung chat tư vấn để được hỗ trợ giải đáp.